Nhà lãnh đạo nên tạo động lực làm việc cho nhân viên
Động lực làm việc của nhân viên được xem là chìa khóa thành công của doanh nghiệp khi mà con người chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tổ chức. Và việc tạo ra nguồn động lực khiến nhân viên cảm thấy hứng thú với công việc cũng là một nhiệm vụ tối quan trọng với nhà lãnh đạo để giữ chân nhân viên của mình.
Nếu như không có động lực thì năng lượng làm việc của nhân viên sẽ bị trì trệ, dẫn đến năng suất của doanh nghiệp giảm thậm chí sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Vậy thì có những cách nào để giúp nhà quản lý tạo động lực làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả hay không?
1. Khái niệm về động lực làm việc và tầm quan trọng của nó
Động lực làm việc không chỉ là những năng lượng của mỗi cá nhân mà còn do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, có khả năng thúc đẩy họ làm việc. Một nhân viên có thể bị mất động lực làm việc do nhiều yếu tố khác nhau như áp lực cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ riêng, áp lực công việc, môi trường công sở,…
Bất kỳ ai cũng muốn mỗi ngày đều có động lực khơi gợi hứng thú làm việc để tăng hiệu quả, không phải lúc nào những nhiệm vụ, dự án nào cũng hứng thú cả. Do đó, nếu một người nhân viên không có động lực thúc đẩy họ làm việc sẽ rất dễ dẫn đến việc họ sao nhãng, không tập trung vào công việc, có thể họ sẽ làm việc riêng trong giờ làm như chat với bạn bè, lướt Web, đi lòng vòng mọi nơi trong công ty, đi “tám chuyện” với đồng nghiệp,…
Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp lãng phí chi phí thuê nhân lực, ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong cùng tổ chức mà còn gây ra sự trì trệ việc vận hành công ty. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo nên chú trọng việc tạo ra nguồn động lực thúc đẩy nhân viên cống hiến hết mình cho tổ chức, các cá thể độc lập cùng nỗ lực làm việc sẽ tạo nên một môi trường công sở năng động, nhiệt huyết, khiến ai cũng cảm thấy thoải mái.
2. Những cách giúp nhà lãnh đạo tạo động lực hiệu quả cho nhân viên
2.1. Tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của nhân viên
Một cách dễ dàng nhất để tạo động lực cho nhân viên chính là tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của họ. Mỗi một người đều có những lý do riêng và những mong muốn của họ đối với công việc mà họ đang làm. Những gì họ được nhận và vụt mất từ công việc có thể tác động rất mạnh đến tinh thần và hiệu suất làm việc của họ. Vì vậy hãy tìm hiểu những gì họ đang mong muốn, nó sẽ là bước đệm để bạn tiến hành bước tiếp theo thúc đẩy họ làm làm việc.
2.2. Đặt ra mục tiêu chung cho cá nhân và tổ chức
Tiếp theo là bạn có thể thường xuyên đặt ra những mục tiêu cần hoàn thành cho cá nhân và nhóm. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo nên chia nhỏ các mục tiêu và hãy đưa những mục tiêu phù hợp với năng lực từng người, đừng đặt kỳ vọng quá cao chỉ khiến họ cảm thấy áp lực, căng thẳng hơn dẫn đến phản tác dụng.
Thông qua việc hoàn thành từng mục tiêu một sẽ giúp nhân viên cảm thấy tự hào về bản thân, hài lòng về công việc và mong muốn tiếp tục nỗ lực cho mục tiêu kế tiếp. Đồng thời nhân viên cũng sẽ cảm nhận được rằng doanh nghiệp đang xem trọng vai trò của từng người và mong đợi nhiều điều ở họ.
2.3. Sự công nhận và những lợi ích hấp dẫn
Bất kỳ ai cũng có một cái tôi của riêng mình, đặc biệt là khi được cấp trên thừa nhận và đánh giá cao những nỗ lực của mình sẽ khiến họ cảm thấy tự hào với những gì mà họ đã làm cho tổ chức. Sự công nhận chính là một trong điều đơn giản nhất có thể làm gia tăng sự tự tin, nhiệt huyết với công việc cho nhân viên, để bản thân họ và mọi người trong cùng tổ chức công nhận những giá trị họ đang mang lại.
Bên cạnh đó, hãy khiến họ cảm thấy rằng họ đang làm việc tại một tổ chức tuyệt vời, họ sẽ nhận được những lợi ích gì cho cả hiện tại và tương lai; những quyền lợi, phần thưởng hấp dẫn khi họ cống hiến cho tổ chức hoặc hoàn thành xuất sắc những mục tiêu nhà lãnh đạo đã đề ra.
2.4. Tự do – Tự chủ
Một lãnh đạo giỏi là một lãnh đạo theo dõi chứ không phải giám sát nhân viên của mình, hãy chỉ xuất hiện khi họ cần sự giúp đỡ và những lời khuyên hữu ích cho công việc và nó cũng thể hiện sự tin tưởng của bạn dành cho cấp dưới của mình.
Kể cả đó không phải thời gian nghỉ ngơi thì cũng hãy giao cho họ quyền tự chủ. Hãy tạo ra một không gian mà họ có thể làm chủ công việc, tự do đưa ra ý tưởng, tự do kiểm soát công việc theo ý mình. Chính điều này sẽ thúc đẩy họ cố gắng để bước đến sự thành công để đáp lại sự tin tưởng của cấp trên.
2.5. Môi trường làm việc lý tưởng
Môi trường làm việc lý tưởng chính là nơi mang đến cho họ nhiều sự hứng thú, thoải mái và kích thích sự sáng tạo nhất có thể. Đặt mình vào vị trí của nhân viên để cảm nhận rằng sẽ như thế nào nếu mỗi ngày đến một tổ chức đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của mình, cảm nhận được cấp trên quan tâm đến mình và đồng nghiệp thân thiện, gần gũi.
Xem thêm:
Nhà lãnh đạo nên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như thế nào?
2.6. Xây dựng tương lai
Chẳng một ai muốn sẽ dậm chân tại chỗ quá lâu cả, ai cũng có khát vọng sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Hãy trò chuyện riêng với từng cá nhân và tìm hiểu xem mục tiêu sự nghiệp của họ là gì và thảo luận những việc họ có thể làm và chuẩn bị để đạt được những gì họ mong muốn.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo cũng nên xem xét việc sẽ tạo ra những cuộc trò chuyện nội bộ tổ chức thường xuyên, chúng tôi nhấn mạnh rằng là trò chuyện chứ không phải cuộc họp nội bộ. Mọi người đều có cơ hội ngang nhau, tự do phát biểu, nói về những định hướng trong tương lai và những ý kiến đóng góp từ mọi người có thể giúp họ có hướng đi đúng.
Điều này sẽ giúp họ có động lực để tiếp tục nỗ lực làm việc và cảm thấy việc phát triển tốt hơn trong tương lai có phải tại công ty hiện tại hay không cũng không phải là vấn đề lớn, bởi vì nhà lãnh đạo đã chấp nhận để họ tự do đưa ra ý kiến và họ sẽ càng cố gắng hơn để đạt được những mục tiêu kế tiếp.
Nhà lãnh đạo cũng không cần quá lo lắng nếu cấp dưới vạch ra ý định phát triển ở một môi trường khác mà chỉ cần tập trung làm tốt vai trò của mình ở thời điểm hiện tại. Hãy tự tin rằng bạn đã tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, hiệu quả nhất có thể để họ ở hiện tại và tương lai gần có nhiều cơ hội hoàn thiện bản thân.
Nếu muốn tăng hiệu suất hoạt động lên mức tối đa thì nhà lãnh đạo nên chú trọng việc thúc đẩy nhân viên làm việc. Nhưng động lực làm việc có khả năng bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, do đó các nhà lãnh đạo nên xem xét tình hình mà lựa chọn giải pháp thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hợp lý và hiệu quả.
Tấn Vàng hy vọng rằng thông qua bài viết này các nhà lãnh đạo sẽ nắm được những phương pháp tạo động lực, xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả thúc đẩy cấp dưới làm việc. Hãy nhớ rằng người lao động chính là “xương sống” của một tổ chức doanh nghiệp, không chỉ cần có sự nỗ lực làm việc của nhân viên mà cấp trên cũng phải tiên phong nỗ lực làm cho họ nỗ lực.
CÔNG TY TNHH XD TMDV CUNG ỨNG LAO ĐỘNG TẤN VÀNG
Hotline tư vấn: 070 8888 979
Zalo tư vấn: 0966978820
Trụ sở chính: 78 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
CN Tân Bình: P609 TN Đoàn Hải, 756 Trường Chinh, P15, Q Tân Bình
CN Bình Dương: 52A Đồng Cây Viết, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương
CN Đồng Nai: C3655, Tổ 13, KP3, P. Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai
CN Long An: Số 2, KCN Tân Đức, Ấp Bình Tiền 2, Đức Hòa, Long An
xem thêm Bốc xếp tấn vàng.