MAIL:

nhanluctanvang@gmail.com

HOTLINE:

070 8888 979

8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

8 cách giảm “xì chét” công việc gồm những cách nào  và có thực sự hiệu quả hay không? Trong cuộc sống của mỗi người đều có những áp lực riêng về công việc, học hành, tài chính,… nó khiến bạn giống như một ngọn nến trước gió có thể vụt tắt bất kỹ lúc nào.

Hãy nên nhớ một điều rằng những người ở vị trí càng cao thì áp lực của họ càng lớn, rõ ràng có thể thấy được những nhà lãnh đạo bao giờ cũng dễ mất ngủ do căng thẳng quá độ hơn nhân viên của mình. Xuất hiện stress trong cuộc sống của bạn là một việc rất bình thường, những deadline, hợp đồng cần hoàn thành gấp vô tình khiến bạn cảm thấy nặng nề và mệt mỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn sống dưới áp lực quá lâu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và tinh thần.

8 cách giảm "xì chét" công việc bạn nên biết
8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

Dưới đây là 8 cách mà Tấn Vàng muốn giới thiệu đến bạn đọc, hy vọng rằng nó sẽ hữu ích dành cho những ai đang phải chịu áp lực lớn, hoặc nếu không hãy xem nó như hành trang mà bạn chuẩn bị trước để đối phó với nó ngay khi cần.

1. Để ý đến tình trạng của bản thân

Rất nhiều người cho rằng việc mắc phải áp lực trong công việc, cuộc sống là chuyện rất bình thường và xem nhẹ nó, tuy nhiên nếu đến lúc nào đó bạn không thể kiểm soát được thì nó sẽ trở thành bệnh và ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn.

Hãy lưu ý rằng nếu tình trạng mệt mỏi và mất ngủ kéo dài quá lâu, hoặc những triệu chứng khác như đau đầu, hay bệnh, tiêu hóa kém,… thì bạn nên đến gặp các chuyên gia tư vấn, bởi vì có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc stress kéo dài có thể dẫn đến trầm cả và lo âu.

2. Liệt kê những điều khiến bạn “xì chét”

Hãy ghi chép lại và liệt kê ra những yếu tố nào đã khiến bạn cảm thấy áp lực để tiện theo dõi tình trạng bản thân, có đôi khi những vấn đề nhỏ nhặt cũng khiến bạn trở nên mệt mỏi và rơi vào bế tắc. Chưa kể đến khi “xì chét” quá độ bạn có thể gây ra những điều tiêu cực với những người xung quanh bạn rồi sản sinh ra những áp lực khác.

Hãy ghi chép thật cẩn thận để tìm ra nguyên nhân và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp, tránh suy nghĩ quá nhiều chỉ càng thêm mệt mỏi:

  • Chuyện gì đã xảy ra với bạn?
  • Bạn đã cảm thấy như thế nào?
  • Bạn đã phản ứng như thế nào trước tình huống đó?
  • Hướng giải quyết là gì?

3. Suy nghĩ tích cực hơn

Khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng quá lâu, tâm lý bạn rất không ổn định và dễ suy nghĩ tiêu cực ngay lập tức. Đừng bao giờ đứng ở góc nhìn của người khác và phán xét bản thân mình, bởi vì bạn không phải là họ, bạn không thể biết họ nghĩ gì và nếu bạn cứ suy nghĩ tiêu cực chỉ có mang thiệt hại về cho bản thân mình. Hãy suy nghĩ tích cực theo một hướng khác về một vấn đề bạn đang gặp phải, xem nó như một cách an ủi bản thân cũng được, ít nhất thì nó khiến bạn không suy nghĩ nhiều và vướng mắc lại đó quá lâu.

4. Thư giãn nhiều hơn

Bạn nên phân biệt rõ ràng giữa công việc và cuộc sống, hãy cân bằng cả hai bên để chia nhỏ vấn đề và giải quyết chúng. Nên tạo ra thói quen dành một vài phút trong ngày đề thư giãn đầu óc, ngồi thiền, xem một video hài hước,… để tránh việc bị kiệt sức và tăng hiệu quả công việc lên.

Bạn cũng nên biết rõ là việc làm những gì bạn thích chưa hẳn có thể giúp bạn xả “xì chét”, tốt hơn hết là bạn không nên đem việc về nhà làm, cài đặt chế độ máy bay vào buổi tối để tận hưởng cuộc sống riêng tư.

8 cách giảm "xì chét" công việc bạn nên biết
8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

5. Chia sẻ nhiều hơn

Đừng ngần ngại giữ liên lạc với bạn bè và gia đình để nhờ họ giúp đỡ khi cần thiết. Nếu như bạn đang phải vật lộn với một tuần làm việc đặc biệt khó khăn, hãy chia sẻ những nỗi lo của mình, mặc dù có thể họ sẽ không giúp được gì cho bạn nhưng ít nhất có người lắng nghe bạn giải tỏa và bạn sẽ không phải chịu đựng nó một mình.

Áp lực công việc có thể sẽ trở thành ngòi nổ cho các xung đột trong các mối quan hệ khi bạn sống dưới áp lực quá lâu. Do đó, nếu không có bạn bè hay người thân bên cạnh, hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý để chia sẻ những gì mà bạn đang gặp phải.

6. Tăng cường khả năng quản lý thời gian

Có đôi lúc, nguyên nhân dẫn đến việc bạn gặp “xì chét” công việc là do cách bạn quản lý thời gian chưa tốt. Hãy thử lập danh sách các nhiệm vụ cần làm theo mức độ quan trọng, nhưng hãy nhớ rằng thư giãn cũng là một trong số những nhiệm vụ cần hoàn thành. Thay vì làm nhiều việc cùng một lúc, bạn nên tập trung làm cho xong một việc rồi mới đến công việc tiếp theo. Đây không chỉ là một cách giảm stress công việc mà nó còn mang đến hiệu quả công việc cao cho bạn.

8 cách giảm "xì chét" công việc bạn nên biết
8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

7. Chú ý chăm sóc sức khỏe

Việc chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân là điều bắt buộc nếu bạn thường xuyên cảm thấy mình bị stress. Điều này có nghĩa là bạn nên ưu tiên dành thời gian cho giấc ngủ, ăn uống đủ chất đủ bữa và dành thời gian để thư giãn.

Hãy có thể tìm đến một không gian yên tĩnh và tập các bài tập thiền để làm dịu bớt cảm giác lo âu và căng thẳng. Bạn có thể bắt đầu tập thiền tại bàn làm việc công ty hay trên giường ngủ cũng được. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể có tín hiệu không ổn, hãy vứt công việc sang một bên và lo lắng cho bản thân trước, Sức khỏe là vô giá!

8. Tham khảo những lời khuyên hữu ích

Trong công việc thì có thể sếp là một trong những lý do phổ biến nhất khiến chúng ta bị stress. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, sếp cũng có thể giúp bạn vượt qua stress bằng cách hỗ trợ bạn đưa ra những giải pháp giải quyết khó khăn. Bạn hãy tìm thời gian thích hợp để trò chuyện với sếp và thảo luận về cảm giác bị quả tải khi đối mặt với những nhiệm vụ đầy khó khăn và bạn cần một phương án thích hợp.

Đôi khi những lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp hay người thân cũng là những điều mà bạn đang cần, người ngoài cuộc sẽ luôn nhìn nhận rõ ràng hơn nên hãy thu thập nhiều lời khuyên từ nhiều người khác nhau về vấn đề đó. Sau đó hãy tập hợp chúng lại, so sánh và đưa ra câu trả lời tốt nhất cho bản thân mình.

Ngoài trách nhiệm công việc thì đam mê, khát vọng cũng khiến bạn trở nên hăng say mải mê quên cả giờ giấc, tuy nhiên bạn phải phân biệt rõ ràng giữa lợi và hại, hãy vạch ra cho mình một kế hoạch làm việc khoa học và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Nhà lãnh đạo nên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như thế nào?

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhận Báo Giá Ngay

0708888979
Facebook Chat Zalo Maps