MAIL:

nhanluctanvang@gmail.com

HOTLINE:

070 8888 979

Đồng nghiệp không hợp tác thì sao?

Đồng nghiệp không hợp tác thì sao?

Nếu đồng nghiệp trong cùng một nhóm không hợp tác thì phải làm sao? Hầu hết mọi công việc hiện nay đều cần các cá nhân làm việc theo nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc cao hơn, tuy nhiên sẽ có đôi lúc có một cá nhân nào đó không chịu hợp tác và gây ra sự khó chịu cho mọi người lẫn kéo năng suất làm việc của nhóm xuống.

Nếu bạn không may rơi vào tình huống có một đồng nghiệp có thái độ không hợp tác thì Tấn Vàng khuyên bạn nên xem xét áp dụng các cách sau đây để có thể tiếp tục làm việc cùng họ.

1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân

Chúng ta là những cá thể độc lập và điều gì ảnh hưởng đến hành vi, thái độ làm việc của chúng ta (phản ứng tự nhiên, tác động bên ngoài, tâm lý,…) chỉ có bản thân mỗi người biết rõ. Chính vì vậy đừng bao giờ phỏng đoán mọi việc một cách phiến diện mà hãy tìm hiểu rõ ngọn nguồn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Bạn có thể ân cần hỏi thăm, tìm hiểu thử xem nguyên nhân khiến họ trở nên không hợp tác là gì, đôi khi không cần hỏi quá trực tiếp mà bạn có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến những điều xung quanh họ như Dạo gần đây cuộc sống của bạn có gì khiến bạn áp lực không?, Có vấn đề gì khó khăn trong công việc hay không? Nếu có thể biết được nguyên nhân bạn có thể giúp đỡ, dẫn dắt họ quay lại vạch xuất phát, bởi vì thành công chung của đội nhóm chính là thành công của từng cá nhân.

2. Động viên 

Bạn hãy xác định rõ ràng một đồng nghiệp không hợp tác là do họ đang cảm thấy chán nản với công việc hiện tại hay do đồng nghiệp, bạn có thể đề xuất với người lãnh đạo phân công cho họ nhiệm vụ phù hợp với vị trí, năng lực hiện tại hoặc trao cho họ những thách thức lớn hơn để họ có cơ hội phát triển bản thân.

Đồng thời thảo luận với các thành viên còn lại trong nhóm về việc công nhận và tuyên dương thành tích của họ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, nó sẽ giúp cho nhân viên đó cảm thấy rằng việc hợp tác cùng phát triển với đội nhóm là một việc không hề nhàm chán mà còn tạo cho họ những cơ hội để học hỏi thêm những điều hữu ích.

3. Tạo sự gắn kết giữa mọi người 

Trường hợp thứ nhất, khi các thành viên khác xa lánh, cô lập một cá nhân rất dễ dẫn đến việc người đó cảm thấy căng thẳng, bực tức và không muốn hợp tác cùng những người đó. Trường hợp thứ hai là khi một cá nhân do lý do cá nhân nào đó mà bày tỏ thái độ không hợp tác với nhóm khiến những người còn lại cảm thấy khó chịu và không muốn tiếp xúc, làm việc cùng người đó nữa.

Bất kể trường hợp nào kể trên thì bạn cũng phải chủ động đứng ra tạo sự gắn kết giữa mọi người để cứu vãn tình hình vì lợi ích chung của cả nhóm. Hãy đảm bảo rằng không một cá nhân nào bị cô lập khỏi team, bạn có thể tạo một vài cuộc gặp mặt nho nhỏ cho vài thành viên trong nhóm như đi ăn trưa, đi cà phê,… giúp mọi người có nhiều cơ hội tương tác với nhau để hiểu rõ về nhau hơn, kéo gần khoảng cách giữa các thành cũng là cách để tăng sự ăn ý với nhau hơn trong công việc.

4. Củng cố lại mục tiêu chung

Có đôi lúc nhân viên không hợp tác là do họ không cảm thấy bản thân với nhóm có hướng đi chung, do đó bạn hãy đề xuất một cuộc trò chuyện nội bộ nhóm, tại đó mọi người có thể đưa ra những ý kiến riêng của họ về những vấn đề trong công việc.

Khi đó lãnh đạo lẫn các thành viên khác đều có thể đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề, sau đó củng cố lại mục tiêu chung của đội nhóm và tiến hành lập kế hoạch để cùng đạt được. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp mọi người làm việc hiệu quả và thúc đẩy mọi người cố gắng hợp tác để làm việc hơn.

5. Xác định rõ vai trò của từng người 

Hãy nhìn lại nhóm của mình một cách bao quát hơn, đừng mong chờ rằng ai cũng biết rõ mình cần làm gì. Nếu một nhân viên rơi vào trạng thái hoang mang, không biết mình phải làm công việc gì, đảm nhận vai trò gì thì rất dễ dẫn đến tình huống họ trở nên bất hợp tác. Là một thành viên trong cùng một nhóm, bạn có thể quan tâm hỗ trợ họ về những gì họ chưa nắm rõ, đồng thời bạn hãy gợi ý để lãnh đạo xác định lại cho cả nhóm về vai trò và nhiệm vụ của từng thành viên.

Một số bài viết thú vị:

Làm thế nào để có được môi trường làm việc lý tưởng? 

8 cách giảm “xì chét” công việc bạn nên biết

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhận Báo Giá Ngay

0708888979
Facebook Chat Zalo Maps