Cách trở thành một lãnh đạo giỏi
Một lãnh đạo giỏi có thể đưa doanh nghiệp hướng đến sự thành công của những mục tiêu to lớn hơn, vận mệnh tương lại của doanh nghiệp trực tiếp nằm trong tay nhà lãnh đạo. Vậy làm thế nào để trở thành một lãnh đạo giỏi?
Phương pháp lãnh đạo hiện nay thường dùng là Phương pháp OKRs, đây là phương pháp tối ưu và gặt hái được nhiều hiệu quả. Ứng dụng thành công tại các tập đoàn lớn như Google, netflix,…
OKRs là phương pháp quản trị bằng mục tiêu (Objective) và các Kết quả chính (Key Results) được Google và nhiều doanh nghiệp hàng đầu sử dụng
OKR là Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt là một khuôn khổ để xác định và theo dõi mục tiêu và kết quả làm việc
Bài viết sau đây sẽ tóm tắt đôi chút về OKRs, hy vọng sẽ giúp bạn đọc, những ai đang khởi nghiệp có được bức chân dung của nhà lãnh đạo – cách vận hành của một tổ chức.
Suy nghĩ đúng, trở thành lãnh đạo giỏi
Thấu hiểu bản thân giúp bất kỳ lãnh đạo nào cũng có thể trở nên tốt hơn. Nhưng thực tế là mọi người lại cải thiện bằng hành động khi nhận được những lời khen ngợi tốt hơn so với những lời chỉ trích.
Như vậy, thay vì tập trung vào những lời chỉ trích, bạn nên khai thác những điểm mạnh độc đáo của bản thân. Trước hết, bạn cần nhận ra phiên bản tốt nhất của mình trong mắt mọi người để đạt được năng lực lãnh đạo tốt nhất trong tương lai.
Hỏi người cần hỏi
Hãy hỏi những người quen biết bạn cả trong công việc lẫn bên ngoài đời sống (thành viên gia đình, bạn bè, thầy cô giáo cũ…) để biết họ đánh giá ra sao về bạn. Bạn có thể ngạc nhiên nếu biết những cái nhìn khách quan mà mọi người nói cho bạn còn phong phú hơn cách mà bạn nhìn nhận bản thân.
Điều này đặc biệt có lợi trong trường hợp bạn có bằng cấp tốt và kinh nghiệm lãnh đạo nhưng lại bị mắc kẹt tại vị trí cũ quá lâu, bạn sẽ cần những cái nhìn khách quan để mở ra tiềm năng mới cho bản thân. Thay vì bực bội, thất vọng và chán nản với hiện tại, hãy hỏi những người hiểu rõ mình để vạch ra con đường mới cho tương lai.
Hỏi điều cần hỏi
Hãy nhờ mọi người liệt kê về điểm mạnh mà họ thấy ở bạn, kèm ví dụ cụ thể về những lần họ thấy bạn sử dụng điểm mạnh đó và tác động tích cực đến họ, gia đình hoặc tổ chức… Có thể bạn sẽ được khen là giải quyết công việc tốt trong thời gian có hạn, khả năng hòa nhập với những nhóm đa dạng, hay biết cách khai thác các thông tin quan trọng… Có khi bạn còn không nhận ra mình có nhiều điểm mạnh đến thế.
Nhớ là bạn phải vượt qua cảm giác ngại ngùng nếu không quen nhận những lời khen. Phản hồi không đi kèm đánh giá tiêu cực không có nghĩa là không thực tế hay thiếu khách quan. Hãy đón nhận những thông tin tốt để thấy mình có thể tỏa sáng ra sao.
Thu thập các điểm chính
Hãy nhóm lại các phản hồi có chủ đề chung, sắp xếp chúng thành một danh sách. Dù nhóm người được hỏi đa dạng, nhưng rất có thể bạn sẽ nhận được một kết quả đồng đều. Ví dụ: khả năng chịu đựng áp lực, tiêu chuẩn đạo đức cao, sự kiên trì, ham học hỏi, khả năng thích ứng, tôn trọng sự đa dạng và kỹ năng xây dựng nhóm. Và mỗi điểm chung đó lại được minh họa bằng những hành vi nhỏ nhặt mà có lẽ chính bạn không hề nhớ đến.
Lãnh đạo: Phải biết lắng nghe
Nhà lãnh đạo phải biết lắng nghe, để biết được bản thân chính mình là một người như thế nào? Làm thế nào để hoàn thiện bản thân? Hãy luôn đón nhận những ý kiến từ các quan điểm của bạn bè, nhân viên, gia đình.
Khám phá điểm mạnh, nắm vững thời cơ. Bức Phá bản thân!
Với những lãnh đạo chưa khám phá hết điểm mạnh của mình, đây chính là một bài tập có tính chất “khai sáng” về bản thân. Bạn có thể băn khoăn, chần chừ khi đưa ra các quyết định quyết đoán, nhưng khi biết mọi người đã đánh giá cao sự thẳng thắn và quan điểm độc lập của bạn, bạn sẽ tự tin đưa ra các ý tưởng táo bạo và biến chúng thành hiện thực.
Hay nếu mọi người thấy bạn có kỹ năng giao tiếp tế nhị, sắc sảo, giỏi lắng nghe thì bạn có thể nghĩ đến việc tham gia các cuộc đàm phán hợp đồng trong tương lai.
Nhìn ra một bức tranh lớn hơn về nội lực sẽ mở ra các cánh cửa mới cho sự nghiệp, hãy “Tái tạo” chân dung của bạn
Với những gì đã biết, hãy chắt lọc thông tin, kết hợp sự tự quan sát để hình dung bức chân dung tự họa về phiên bản tốt nhất của bạn. Bạn có thể viết ra những đoạn văn về việc mình mạnh điểm gì, trong những tình huống nào. Việc này giúp bạn nhìn nhận bản thân một cách rõ nét và tổng hợp nhất thông qua các tình huống đã trải qua.
Sau đó, hãy rà soát toàn bộ xem có điểm mạnh nào người khác có, hoặc công việc cần đến mà mình chưa có không. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta ý thức được về phiên bản tốt nhất mà bản thân có thể trở thành, chúng ta có thể tự tạo ra những thay đổi tích cực hơn trong cuộc sống.
Thiết kế lại công việc của bạn
Cuối cùng, hãy xác định lại những việc bạn đang làm có giúp bạn phát huy hết những điểm mạnh đang có không. Sau đó, rà soát lại những vướng mắc trong hiệu quả công việc chung và xem có thể tận dụng thế mạnh nào để hành động, tháo gỡ chúng.
Sau một thời gian ‘nâng cấp’ bản thân bằng cách chinh phục các thử thách, nếu bạn đang ở đúng môi trường phù hợp, các sếp sẽ nhìn ra năng lực của bạn và đền đáp thích đáng. Vấn đề không chỉ là lương thưởng hay quyền quyết định, mà chính bạn cũng sẽ thấy mình hữu ích và đam mê với công việc hơn. Kể cả khi bạn chán nản, mất năng lượng, thì nhìn lại chân dung mà mình đã viết về bản thân, bạn cũng có thêm động lực.
Trường hợp những nỗ lực của bạn không được công nhận xứng đáng, có nghĩa bạn đã ở trong một cái kén quá lâu, và đã đến lúc cần phá vỡ nó, chuyển sang một môi trường mới nhiều cơ hội phát triển hơn. Tấn Vàng tin rằng dù sao thì bạn cũng đã trở thành một con người khác, một phiên bản mạnh mẽ, chất lượng hơn trước và những vị trí lãnh đạo trong mơ đã trở nên khả thi hơn trước rất nhiều mà không còn là niềm khao khát viễn vông nữa.
Bấm để xem: Tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập